Apple ra mắt tính năng mới giúp cho người khiếm thị sử dụng điện thoại dễ hơn

Apple accessibility iPad iPhone 14 Pro Max Home Screen.jpg.archive

Apple ra mắt các tính năng phần mềm mới hỗ trợ cho nhận thức, thị giác, thính giác và khả năng vận động, cùng với các công cụ đột phá dành cho những người không nói được hoặc đang có nguy cơ mất đi khả năng nói. Những điểm cập nhật này tập trung vào việc cải tiến phần cứng và phần mềm, bao gồm công nghệ máy học trên thiết bị để đảm bảo quyền riêng tư của người dùng, đồng thời mở rộng cam kết lâu dài của Apple trong việc tạo ra sản phẩm dành cho tất cả mọi người. 

Hình ảnh bố cục Màn Hình Chính Truy Cập Hỗ Trợ trên iPad và iPhone bên cạnh một bản ghi từ tính năng Lời Nói Trực Tiếp hiển thị trên iPhone.

Apple đã cộng tác và làm việc chuyên sâu với các nhóm cộng đồng đa dạng đại diện cho người dùng khuyết tật để phát triển các tính năng trợ năng thật sự mang lại sức ảnh hưởng cho cuộc sống của mọi người. Người dùng có khiếm khuyết về mặt nhận thức có thể dùng iPhone và iPad dễ dàng, độc lập hơn nhờ tính năng Truy Cập Hỗ Trợ sắp ra mắt vào cuối năm nay những người mất khả năng nói có thể nhập nội dung cần nói trong các cuộc gọi và cuộc hội thoại nhờ tính năng Lời Nói Trực Tiếp

những người đang có nguy cơ mất khả năng nói có thể sử dụng tính năng Giọng Nói Cá Nhân để tạo ra một giọng nói điện tử giống giọng thật của họ để có thể trò chuyện với gia đình và bạn bè. Với những người dùng khiếm thị hay có thị lực kém, Chế Độ Phát Hiện trong ứng dụng Kính Lúp cung cấp tính năng Chỉ và Nói, tính năng này sẽ phát hiện văn bản mà người dùng chỉ vào và đọc to văn bản đó để giúp họ tương tác với các vật thể, ví dụ như thiết bị gia dụng.

“Tại Apple, chúng tôi luôn tin rằng công nghệ tốt nhất là công nghệ được tạo ra để phục vụ tất cả mọi người,” Tim Cook, CEO của Apple chia sẻ. “Hôm nay, chúng tôi rất vui khi được chia sẻ về những tính năng mới ấn tượng tiếp nối truyền thống mang lại khả năng dễ tiếp cận công nghệ, để tất cả mọi người đều có cơ hội sáng tạo, giao tiếp và làm những việc mình yêu thích”.

“Trợ năng là tính năng không thể thiếu trong mọi sản phẩm chúng tôi tạo ra tại Apple”, Sarah Herrlinger, Giám Đốc Cấp Cao của Bộ phận Sáng Kiến và Chính Sách Trợ Năng Toàn Cầu của Apple cho biết. “Những tính năng đột phá này được thiết kế dựa trên ý kiến phản hồi từ thành viên trong nhiều cộng đồng người khuyết tật về mọi bước phát triển sản phẩm, để hỗ trợ cho nhiều nhóm người dùng và giúp mọi người kết nối theo những cách thức mới”.

Tính Năng Truy Cập Hỗ Trợ Sẽ Hỗ Trợ Người Dùng Khiếm Khuyết Về Nhận Thức

Tính năng Truy Cập Hỗ Trợ có nhiều đổi mới trong thiết kế, giúp chắt lọc những tính năng thiết yếu từ các ứng dụng và trải nghiệm, nhờ đó giảm khối lượng nhận thức. Tính năng này phản ánh ý kiến phản hồi của những người khiếm khuyết về mặt nhận thức và người hỗ trợ tin cậy của họ, tập trung vào các hoạt động mà họ yêu thích, và cũng là nền tảng của iPhone và iPad: kết nối với những người họ yêu quý, chụp và thưởng thức ảnh, cũng như nghe nhạc.

Hình ảnh ứng dụng Ảnh thu nhỏ trên iPhone 14 Pro Max.
Hình ảnh ứng dụng Camera thu nhỏ trên iPhone 14 Pro Max.
Ứng dụng Điện Thoại mới dành cho cuộc gọi điện thoại và FaceTime trên iPhone 14 Pro Max.
Hình ảnh ứng dụng Apple Music thu nhỏ trên iPhone 14 Pro Max.
Hình ảnh ứng dụng Tin Nhắn thu nhỏ với bàn phím biểu tượng trên iPhone 14 Pro Max.

Tính năng Truy Cập Hỗ Trợ bao gồm trải nghiệm tùy chỉnh cho ứng dụng Điện Thoại và FaceTime, nay đã được kết hợp lại thành ứng dụng Điện Thoại, cũng như Tin Nhắn, Camera, Ảnh và Nhạc. Tính năng này cung cấp giao diện rõ ràng với các nút có độ tương phản cao và nhãn có cỡ chữ lớn hơn, cũng như các công cụ giúp người hỗ trợ tin cậy tùy chỉnh trải

nghiệm dành cho người mà họ hỗ trợ. Ví dụ: với người dùng thích giao tiếp có hình ảnh, ứng dụng Tin Nhắn có bàn phím chỉ có biểu tượng và tùy chọn quay tin nhắn video để gửi cho những người họ yêu quý. Người dùng cũng như người hỗ trợ tin cậy có thể lựa chọn giữa bố cục lưới có nhiều hình ảnh hơn dành cho Màn Hình Chính và ứng dụng, hoặc chọn bố cục hàng nếu thích văn bản hơn.

Hình ảnh Màn Hình Chính mới được sắp xếp hợp lý hơn trên iPad và iPhone khi bật tính năng Truy Cập Hỗ Trợ.

“Cộng đồng những người khuyết tật về mặt trí tuệ và phát triển luôn có vô vàn ý tưởng sáng tạo, tuy nhiên công nghệ thường tạo ra nhiều rào cản về mặt vật chất, tầm nhìn và tri thức với những cá nhân này”, Katy Schmid, Giám Đốc Cấp Cao của bộ phận Sáng Kiến Chương Trình Quốc Gia tại The Arc Hoa Kỳ cho biết. “Nếu có một tính năng cung cấp trải nghiệm hỗ trợ nhận thức trên iPhone hoặc iPad thì sẽ mang đến nhiều cơ hội tiếp cận giáo dục, việc làm, an toàn và tự chủ hơn. Từ đó sẽ mở rộng thế giới và khai phá tiềm năng.”

Tính Năng Lời Nói Trực Tiếp và Giọng Nói Cá Nhân Nâng Cao Khả Năng Trợ Năng Về Lời Nói

Nhờ tính năng Lời Nói Trực Tiếp trên iPhone, iPad và máy Mac, người dùng có thể nhập nội dung họ muốn nói để máy đọc to nội dung đó trong các cuộc gọi điện thoại và cuộc gọi FaceTime cũng như trong các cuộc hội thoại trực tiếp. Người dùng cũng có thể lưu những cụm từ thường dùng để đọc nhanh, giúp các cuộc hội thoại với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trở nên sống động hơn. Tính năng Lời Nói Trực Tiếp được thiết kế để hỗ trợ hàng triệu người không nói được hoặc đã mất khả năng nói trên toàn cầu.

Hình ảnh tính năng Lời Nói Trực Tiếp trong một cuộc gọi FaceTime trên iPhone 14 Pro Max.
Hình ảnh phát Cụm Từ Đã Lưu trong tính năng Lời Nói Trực Tiếp trên iPhone 14 Pro Max.

Với người dùng có nguy cơ mất khả năng nói, ví dụ như những người mới bị chẩn đoán mắc ALS (hội chứng xơ cứng teo cơ một bên) hay các bệnh khác có thể dần ảnh hưởng đến khả năng nói, tính năng Giọng Nói Cá Nhân là một cách đơn giản và an toàn để tạo ra giọng nói giống giọng thật của họ. 

Người dùng có thể tạo ra Giọng Nói Cá Nhân bằng cách đọc to một chuỗi văn bản gợi ý ngẫu nhiên để ghi âm trong 15 phút trên iPhone hoặc iPad. Tính năng trợ năng về giọng nói này sử dụng công nghệ máy học trên thiết bị để bảo vệ quyền riêng tư và an toàn cho thông tin của người dùng, đồng thời tích hợp liền mạch với tính năng Lời Nói Trực Tiếp để người dùng có thể nói bằng Giọng Nói Cá Nhân khi trò chuyện với những người họ yêu quý.1

Hình ảnh ghi âm Giọng Nói Cá Nhân trên iPhone 14 Pro Max.

“Cuối cùng, điều quan trọng nhất vẫn là có thể giao tiếp với bạn bè và người thân”, chia sẻ từ Philip Green, thành viên hội đồng và người ủng hộ ALS tại tổ chức phi lợi nhuận Team Gleason, anh đã có nhiều thay đổi trong giọng nói kể từ khi được chẩn đoán mắc ALS vào năm 2018. “Nếu bạn có thể nói với họ rằng bạn yêu họ, bằng một giọng nói giống như giọng thật của bạn, điều đó sẽ tạo nên sự khác biệt to lớn, và thật đáng kinh ngạc khi có thể tạo ra một giọng nói điện tử trên iPhone chỉ trong 15 phút”.

Chế Độ Phát Hiện Trong Ứng Dụng Kính Lúp Ra Mắt Tính Năng Chỉ Và Nói Dành Cho Người Dùng Khiếm Thị Hoặc Thị Lực Yếu

Tính năng Chỉ và Nói trong ứng dụng Kính Lúp giúp người dùng khiếm khuyết về thị lực dễ dàng tương tác với các vật thể có nhiều nhãn văn bản. Ví dụ, khi dùng một thiết bị gia dụng, như lò vi sóng, tính năng Chỉ và Nói kết hợp thông tin đầu vào từ camera, Máy Quét LiDAR và công nghệ máy học trên thiết bị để đọc văn bản trên từng nút khi người dùng di chuyển ngón tay trên bàn phím.

 Tính năng Chỉ và Nói được tích hợp trong ứng dụng Kính Lúp trên iPhone và iPad, kết hợp ăn ý với tính năng VoiceOver, và có thể sử dụng cùng với các tính năng khác của ứng dụng Kính Lúp như Phát Hiện Người, Phát Hiện Cửa và Mô Tả Hình Ảnh để giúp người dùng nhận biết không gian quanh họ.

Apple accessibility Magnifier Point and

Tính năng Chỉ và Nói trong ứng dụng Kính Lúp giúp người dùng khiếm khuyết về thị lực dễ dàng tương tác với các vật thể có nhiều nhãn văn bản.

Các Tính Năng Khác Apple đã thêm

  • Người dùng khiếm thính hoặc thính lực yếu có thể ghép đôi trực tiếp các thiết bị trợ thính Made for iPhone với máy Mac và tùy chỉnh thiết bị để phù hợp với thính lực của mình.3
  • Khẩu Lệnh bổ sung gợi ý phiên âm khi chỉnh sửa văn bản, giúp người dùng nhập văn bản bằng giọng nói có thể chọn từ chính xác trong các từ đồng âm, ví dụ như “do,” “due,” và “dew.”Ngoài ra, nhờ Hướng Dẫn Khẩu Lệnh, người dùng có thể tìm hiểu những mẹo về việc sử dụng lệnh bằng giọng nói thay cho thao tác chạm và gõ phím trên iPhone, iPad, máy Mac.
  • Người dùng khuyết tật về mặt thể chất và vận động đang sử dụng tính năng Điều Khiển Công Tắc có thể biến bất kỳ công tắc nào thành bộ điều khiển trò chơi ảo để chơi trò chơi mình thích trên iPhone và iPad.
  • Với người dùng có thị lực yếu, tính năng Cỡ Chữ nay đã dễ điều chỉnh hơn trên các ứng dụng của máy Mac như Finder, Tin Nhắn, Mail, Lịch và Ghi Chú.
  • Người dùng nhạy cảm với các hoạt ảnh nhanh có thể tự động tạm dừng hình ảnh có thành phần chuyển động, ví dụ như ảnh GIF, trong ứng dụng Tin Nhắn và Safari.
  • Dành cho người dùng VoiceOver, giọng nói của Siri vẫn mang lại cảm giác tự nhiên và truyền cảm ngay cả khi tốc độ phản hồi lời nói cao; người dùng cũng có thể tùy chỉnh tốc độ mà Siri nói chuyện với họ, với các tùy chọn từ 0,8x đến 2x.
Hình ảnh ghép đôi thiết bị trợ thính Made for iPhone trên MacBook Air.
Hình ảnh gợi ý phiên âm của tính năng Khẩu Lệnh trên MacBook Air.
Hình ảnh Làm Quen Với Khẩu Lệnh trên MacBook Air.
Hình ảnh thiết lập Cỡ Chữ trên MacBook Air.
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Giảm ngay 50.000đ đơn đầu tiên

Đăng ký nhận thông báo khuyến mãi hàng tháng

Cảm ơn bạn đã đăng ký.

Bạn hãy thử lại.

0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x